Phân loại quần hệ phụ Rừng_mưa_ôn_đới

Rừng mưa ôn đới ở Tsitsikamma, Nam PhiRừng mưa ôn đới ở Yakushima, Nhật BảnRừng mưa ôn đới tại Vườn quốc gia Fiordland gần Te Anau, New ZealandRừng mưa miền núi

Quần hệ phụ rừng mưa miền núi với hai tầng cây gỗ với chiều cao của tầng cây phía trên dao động từ 18m đến 36m. Thực vật phụ sinh phổ biến là hình thái không mạch. Lân cận với quần hệ phụ rừng mưa ôn đới ở cận dưới thường là rừng mưa á sơn địa, ranh giới giữa chúng khá hẹp. Ở độ cao lớn hơn rừng mưa ôn đới thường là đai cao xuất hiện mây rất thường xuyên, quần thể thực vật ở đây chuyển thành dạng rừng cây bụi dày đặc, mặc dù đai thực vật này đều có nguồn gốc từ rừng mưa ôn đới nhưng cấu trúc của chúng như vậy đã không còn mang tính chất của rừng mưa. Tổng tiết diện ngang cây thân gỗ ở rừng mưa miền núi thường có giá trị trung bình là 23 m2 – 46 m2.

Rừng mưa ôn đới ấm

Quần hệ phụ rừng mưa ôn đới ấm với hai tầng cây gỗ nhưng độ cao vòm lá bên trên có thể lên tới 39m. Thực vật phụ sinh ít xuất hiện. Thỉnh thoảng vẫn xuất hiện gốc cây có bạnh vè. Tán lá cây gỗ thường hẹp hơn. Cỡ lá cây rừng thường nhỡ. Tổng tiết diện ngang cây thân gỗ trong rừng mưa ôn đới ấm bình quân là 50 m2 – 70 m2.

Rừng mưa ôn đới mát

Quần hệ phụ rừng mưa ôn đới mát có thể thiếu tầng cây thứ hai như các quần hệ phụ khác của rừng mưa ôn đới. Xuất hiện cây gỗ lớn hơn, có tán cây rộng hơn. Kích thước lá cây rừng thường là bé. Thực vật phụ sinh phổ biến hơn quề hệ phụ rừng mưa ôn đới ấm. Tổng tiết diện ngang cây thân gỗ có giá trị bình quân là 70 m2 – 80 m2.